Food Crops News, Ngọc Phương Nam, Tin Nông nghiệp Việt Nam
Chào ngày mớiCây Lương thực, Học mỗi ngày, Dạy và học
Tin Nông nghiệp Việt Nam từ 25 tháng 9 đến 6 tháng 10 năm 2014.
Tin nổi bật
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: Tiền nhiều vẫn chưa trúng?
(DÂN VIỆT) Tại hội nghị kinh tế mùa thu mới đây, vấn đề làm sao để nông
nghiệp, nông thôn có thể vươn lên, phát triển lại một lần nữa được đặt
ra. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có những chia sẻ thú vị với phóng
viên NTNN.
Thưa bà, tại hội nghị kinh tế mùa
thu các ý kiến cho rằng, nếu giải quyết được “khâu tiền, vốn” thì chúng
ta mới có được các tỷ phú nông dân và nông nghiệp sẽ có bước phát triển
vượt bậc. Bà nghĩ thế nào về điều này?
- Tôi không nghĩ rằng, chúng ta đã bỏ ra
ít tiền để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn mà là chúng ta chi
tiền “chưa trúng” với những gì nông nghiệp, nông thôn đang cần để có
thể phát triển. Chúng ta đang đầu tư nhiều tiền nhưng nó không những
không giúp cải thiện đời sống người nông dân mà còn khiến cho nông
nghiệp phát triển ỳ ạch. Chương trình nông thôn mới là đúng, cần thiết
song không ít nơi đã biến chương trình này thành bê tông hóa mọi thứ,
xây nhà văn hóa, chợ, đường… Trong khi nông nghiệp, nông thôn của chúng
ta đang có quá nhiều cái thiết thực cần phải tập trung tiền của vào, như
thông tin thị trường, cung ứng vật tư nông nghiệp, hỗ trợ đầu ra cho
sản phẩm của nông dân…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Nhưng chúng ta đã có không ít các chính sách ưu tiên vốn để cải thiện các vấn đề nêu trên, thưa bà?
- Đúng là đã có không ít các chính sách,
song như tôi đã nói, chúng ta đã nghèo lại không biết cách tiêu tiền
cho đúng. Nếu chỉ cần dừng một phần tiền phát triển nông thôn kiểu phong
trào, hào nhoáng đang làm hiện nay và tập trung đầu tư nhiều hơn cho
cải thiện sản xuất cho nông dân, như đầu tư thông tin cho nông dân về
thị trường nông sản, mua phân bón như thế nào là chất lượng… thì kinh tế
nông nghiệp của ta đã có thể cải thiện hơn rất nhiều. Nông dân sẽ không
phải nay trồng cây này, mai nuôi con khác mà không biết thị trường ra
sao, sản xuất theo tiêu chuẩn nào. Chúng ta đang lâm vào tình trạng cái
cần cho nông nghiệp, nông thôn thì không làm, mà chỉ thích làm những cái
có tiền để tiêu ngay, như hạ tầng, dự án… bởi tiền ấy có thể chia chác,
không phải mất công sức.
Có phải như vậy mà bao lâu nay, việc
khuyến khích thành lập các DN nông thôn, các DN đầu tư vào làm giàu cho
khu vực nông thôn vẫn ỳ ạch, thưa bà?
- Rất ít DN muốn đầu tư về nông thôn
với kiểu cơ chế chính sách như thế này, dù chúng ta có hô hào mấy. Cứ
hình dung, một DN đầu tư vào nông thôn mà bao thứ đổ lên đầu thì DN nào
chịu được, nào là khó vay vốn, khó tập hợp đất đai, nông dân để cùng
liên kết hợp tác làm ăn. Tôi cho rằng, nếu Nhà nước không đứng ra giải
quyết vấn đề chủ động đất đai cho sản xuất quy mô lớn của người nông dân
thì không thể khuyến khích thành lập “DN nông nghiệp”, không thể thu
hút hiệu quả vốn cho nông thôn. Hiện nay trong thực tế đã và đang có mô
hình trang trại và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Đây là một
hình thức cấp thấp (trước khi chuyển sang mô hình công ty, DN) nhưng
cũng chỉ đạt một số hiệu quả nhất định như tập trung vốn (chủ động được
tiền), tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn để có thể tiến hành cơ
giới hóa…
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước cũng đã “bật đèn xanh” cho các ngân hàng về việc cho nông dân vay
tín chấp. Theo bà, điều này sẽ tạo ra sự đột phá nào cho khu vực nông
nghiệp và tạo ra các DN nông thôn?
- Vấn đề cho vay tín chấp với khu vực
nông thôn có thể nói đang “nóng” nhất hiện nay, bởi thực tế, tín dụng
chưa về nhiều với nông thôn, nông dân cần tiền vẫn rất khó vay vốn. Làm
được việc này nó đòi hỏi sự sâu sát, gắn bó giữa ngân hàng với nông
thôn. Nói như vậy nhưng tôi cho rằng làm được không phải dễ bởi bản thân
các ngân hàng phải “chịu làm”. Từ trước tới nay, chúng ta vẫn đưa ra
các chính sách chung còn các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương
đều không làm đến nơi đến chốn. Bản thân nhiều ngân hàng cũng không
thích cho vay nông thôn mà chỉ cho vay đô thị lớn…
Tôi vẫn nói, các chính sách cho nông
nghiệp, nông thôn phải ràng buộc được với nhau, hỗ trợ cho nhau thì
chúng ta mới hy vọng đẩy mạnh phát triển khu vực nông nghiệp, khuyến
khích thành lập DN nông thôn, còn với chính sách trói buộc, riêng rẽ như
hiện nay thì sẽ chỉ như vòng luẩn quẩn. Tôi ví dụ nếu mô hình thành lập
DN nông thôn thành công thì chúng ta sẽ có đủ điều kiện pháp lý cho
các DN này vay vốn ngân hàng cả ngắn hạn và dài hạn. Thậm chí, ngân hàng
có thể cho DN nông nghiệp được vay tín chấp thay vì chỉ cho vay trên cơ
sở có thế chấp bằng tài sản là ruộng đất.
Vậy theo bà, cần phải có những thay
đổi gì để tháo gỡ được những bất cập nêu trên, để vốn và chính sách của
Nhà nước thực sự đem lại hiệu quả với khu vực nông nghiệp, nông thôn?
- Cái cần gỡ nhất hiện nay là quyền sử
dụng đất đai cho nông dân. Trong bối cảnh hiện nay, dù nông dân có quyền
sử dụng đất nông nghiệp dài hơn song chính quyền các địa phương vẫn có
thể thu hồi bất cứ lúc nào, giá đền bù đất sản xuất cho nông dân lại rẻ
mạt nên dù nông dân có góp vốn bằng giá trị sử dụng đất để liên kết làm
ăn với DN cũng không đáng là bao, cổ phần ấy lại đầy rủi ro. Tâm lý nông
dân thì e dè, sợ DN lấy đất của mình xong có thể “chạy chọt” chính
quyền địa phương để thu hồi luôn đất ấy, trong khi chính quyền địa
phương thì có thừa khả năng để làm việc ấy-đó là thu hồi đất của dân. Tư
tưởng như vậy nên sản xuất nông nghiệp hiện vẫn không có tính ổn định,
thời hạn sử dụng đất ngắn, bấp bênh, rất khó để nông dân yên tâm đầu tư
làm giàu trên mảnh đất của mình, trong khi kinh doanh nông nghiệp lại
đầy rủi ro.
Tôi cho trước mắt, Luật Đất đai phải
được thực hiện nghiêm túc về quyền sử dụng đất cho nông dân, không để
chính quyền địa phương lạm dụng mà không trừng trị được, để nông dân yên
tâm sản xuất lâu dài, có thể đầu tư, góp vốn. Về cho vay tín chấp cũng
cần được thực hiện càng sớm càng tốt; vốn vay phải có sự linh hoạt về
thời hạn, như theo thời vụ, không cào bằng như hiện nay. Các chính sách
cho nông thôn đã đến lúc phải riêng biệt, không thể cho hết vào một rọ
để ra một “kiểu mẫu chung” không hiệu quả như đang làm bấy lâu nay.
Xin cảm ơn bà!
Tin Nông nghiệp Việt Nam 58
Báo Điện tử Dân Việt | - |
Tôi không nghĩ rằng, chúng ta đã bỏ ra ít tiền để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn mà là chúng ta chi tiền “chưa trúng” với những gì nông nghiệp, nông thôn đang cần để có thể phát triển. Chúng ta đang đầu tư nhiều tiền nhưng nó không những ...
Giới thiệu về mục này
|
Sản xuất lúa vụ mùa hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa. Năm nay, đến tháng 10 mà trời vẫn còn nắng gắt, lúa thiếu nước nên héo úa. Đối với người dân miền núi nhờ cây lúa vụ mùa để ăn giáp hạt, thế nhưng lúa đang giai đoạn mạ non thì khô nước, ...
|
Tiền Phong Online | - |
Bột sắn được kết xuất từ củ, sau khi nghiền, lọc lấy tính bột, phơi khô. Một tin vui với người có bệnh tiểu đường, do sắn dây không chứa nhiều đường, tính hàn nên không gây hại khi sử dụng. Người bị tiểu đường có thể sử dụng bột sắn để nấu cháo. Món ăn ...
Trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), trồng ngô
làm thức ăn ủ ướp đang đem lại thu nhập gấp đôi cho người nông dân
trong khi những chủ trang trại bò sữa chủ động được nguồn thức ăn giàu
chất dinh dưỡng với giá thành phải chăng.
|
Nông dân Lê Thành Hương ngụ ấp Thành Tân (Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long) vừa thu hoạch 7 công (1 công = 1.000 m2) khoai lang tím Nhật bán được chỉ 27 triệu đồng, lỗ hơn 35 triệu đồng. Ông Hương cho biết: “Năng suất khoai lang tím Nhật ... Ông Ngô Văn ...
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con |
Hay lắm bạn!
ReplyDeletehạt điều mật ong