Thursday, January 1, 2015

Tin Nông nghiệp Việt Nam 69


Food Crops News
, Ngọc Phương Nam, Tin Nông nghiệp Việt Nam
Chào ngày mớiCây Lương thựcHọc mỗi ngày,  Dạy và học 
Tin Nông nghiệp Việt Nam từ  29.12. 2014 đến 01 tháng 1 năm 2015.

Tin Nổi bật 


ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU , TẠO ĐỘNG LỰC MỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Cao Đức Phát
Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

CÂY LƯƠNG THỰC. Phát biểu trên Nông nghiệp Việt Nam trực tuyến ngày 1 tháng 1 năm 2015, 08:10 (GMT+7) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông nghiệp Cao Đức Phát khẳng định: "
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, tạo động lực mới phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta đã trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa hội nhập sâu rộng. Sản xuất không chỉ đáp ứng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nhiều loại nông sản với quy mô lớn. Nước ta là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới" (Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam  cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát thăm mô hình khảo nghiệm biến đổi gen ở Hưng Yên, ảnh NNVN).

1. Sự cần thiết

Ngành nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, năm 2013 đóng góp 18,4% GDP. Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa còn lớn hơn về mặt xã hội khi gần 70% dân số đang sinh sống ở nông thôn và chủ yếu dựa vào nông nghiệp để có việc làm và thu nhập. Một nền nông nghiệp mạnh còn là chỗ dựa vững chắc để bảo vệ môi trường sinh thái. 

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách mạnh mẽ phát triển nông nghiệp. Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Nhờ vậy, nông nghiệp đã liên tục phát triển với tốc độ khá cao, bình quân 3-4%/năm, sản lượng nhiều loại sản phẩm tăng mạnh, chất lượng từng bước được cải thiện, tổ chức sản xuất được từng bước đổi mới có hiệu quả cao hơn, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, trình độ khoa học kỹ thuật được nâng lên, xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình sản xuất có năng suất và hiệu quả cao. 

Nông nghiệp nước ta đã trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa hội nhập quốc tế sâu rộng. Sản xuất không chỉ đáp ứng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nhiều loại nông sản trên quy mô lớn. Nước ta là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. 

Nông nghiệp phát triển đã giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, hỗ trợ tích cực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng đã làm thay đổi cục diện, rừng được phục hồi cả về diện tích và trữ lượng. Năm 2014 độ che phủ rừng ước đạt 41,5%. 

Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, nông nghiệp nước ta đang còn nhiều tồn tại và phải đối phó với nhiều thử thách. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, kém bền vững, sức cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Thu nhập và đời sống của đa số nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều nơi còn cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. 

Trong khi đó thị trường nông sản có nhiều thay đổi, người tiêu dùng trong nước quan tâm nhiều hơn tới chất lượng và an toàn thực phẩm, hầu hết các loại nông sản phải tham gia cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; cạnh tranh về các nguồn lực gia tăng, diện tích đất đai dành cho nông nghiệp ngày càng giảm; biến đổi khí hậu làm cho môi trường phát triển nông nghiệp có nhiều thay đổi phức tạp. 

Trong bối cảnh đó, để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Chỉnh phủ đề ra, đáp ứng mong đợi của nhân dân, ngành nông nghiệp cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ từ cách tiếp cận tới các giải pháp tổng thể đối với toàn ngành cũng như cho từng lĩnh vực cụ thể, hay nói cách khác phải thực hiện Tái cơ cấu ngành. 

2. Những giải pháp lớn và kết quả bước đầu 

Tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch hành động. Bộ đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện 12 dự án cụ thể hóa nhiệm vụ tái cơ cấu trong các lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản, thủy lợi); phương hướng thực hiện các nhóm giải pháp chính (tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tái cơ cấu đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành). 

Bộ đã và đang tham mưu để Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng về điều chỉnh cơ chế quản lý đất trồng lúa, hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ, phát triển thủy sản, bảo vệ và phát triển rừng gắn với hỗ trợ và xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, đổi mới nông lâm trường quốc doanh, phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp… 

Bộ cũng đã ban hành chỉ thị, tổ chức triển khai các chủ trương tái cơ cấu ngành tới các địa phương. Tới nay hầu hết các địa phương đã xây dựng Đề án, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu trên địa bàn. 

Một số địa phương lựa chọn cây con chủ lực, nhiệm vụ trọng tâm xây dựng thành chương trình, dự án, ban hành cơ chế chính sách và chỉ đạo triển khai thực hiện trên thực tế gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác truyên truyền vận động quần chúng đã được quan tâm thực hiện ở các cấp. 

Hơn 1 năm thực hiện Đề án đã tạo được sự chuyển biến nhất định về nhận thức. Các địa phương, đơn vị thuộc ngành thể hiện quyết tâm ngày càng cao hơn, sự vào cuộc ngày càng sâu sắc, quyết liệt hơn để thực hiện Tái cơ cấu ngành. 

Năm 2014, sản lượng hầu hết các loại nông sản có thị trường thuận lợi đều tăng mạnh như tôm tăng 20%, cà phê tăng 5,2%, thịt hơi các loại tăng 2,7%, sữa tăng 15,6%, trứng tăng 3,8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 30,85 tỷ USD, tăng 3,0 tỷ USD (tăng 11,2%). Giá trị tổng sản lượng tăng 3,58%, giá trị gia tăng tăng 3,31%, cao hơn nhiều so với năm 2013 (tương ứng là 3,0 và 2,67%). Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1,0 tỷ USD trở lên. Mặt khác, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 63,9% năm 2012 lên 64,7 năm 2013 và 67,8% năm 2014. Những kết quả nêu trên đạt được do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tái cơ cấu đã có tác động tích cực nhất định, bước đầu tạo ra sự chuyển động mới đúng hướng trong ngành. 

Trên thực tế sự lãnh đạo, chỉ đạo và các nguồn lực được tập trung hơn cho các ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng tâm. Nhiều nỗ lực được triển khai để nâng cao hiệu quả các lĩnh vực sản xuất, nhất là thông qua phát triển thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản. 

3. Biện pháp đẩy mạnh 

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình dài hạn nhưng cần được đẩy mạnh để nhanh chóng tạo ra sự chuyển biến rõ nét, nâng cao nhanh hơn thu nhập và đời sống của nông dân một cách bền vững. 

Tái cơ cấu ngành trước hết yêu cầu phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận ngành, chuyển hẳn sang định hướng phát triển sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế đối với tất cả các loại nông sản; không chạy theo số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả để đạt thu nhập và lợi nhuận cao hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không sản xuất bằng mọi giá, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, vật tư nông nghiệp gây lãng phí và ô nhiễm mà hướng tới nền sản xuất an toàn, bền vững về môi trường; chú ý hơn tới đảm bảo công bằng xã hội, phát triển liên kết, phân phối hài hòa lợi ích giữa các thành phần tham gia chuỗi giá trị; tích cực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển sản xuất hàng hóa thay vì nâng cao mức độ tự cung tự cấp ngay cả đối với lương thực. 

Mỗi địa phương lựa chọn các sản phẩm lợi thế, các khâu còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu quả sản xuất để tập trung chỉ đạo. Ngành trồng trọt chủ yếu đi vào thâm canh bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ, tập trung vào các cây trồng chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, có giá trị cao. 

Ngành lúa gạo cần có điều chỉnh lớn về cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác, hệ thống bảo quản, chế biến, tổ chức sản xuất và kinh doanh để có hiệu quả cao hơn và bền vững hơn. 

Ngành chăn nuôi phải nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh, tập trung vào lợn, gia cầm, bò sữa. 

Ngành thủy sản tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đánh bắt, nâng cao hiệu quả khai thác, đồng thời phát huy cao hơn tiềm năng to lớn về nuôi trồng thông qua thâm canh bền vững. 

Ngành lâm nghiệp phát triển mạnh các loại rừng trồng có hiệu quả kinh tế cao, bao gồm cả cây lâm đặc sản, cây dược liệu; thay đổi phương thức quản lý rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng để vừa bảo vệ được rừng vừa đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. 

Trong quá trình thực thi đồng bộ các giải pháp, cần tập trung và ưu tiên đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tổ chức lại sản xuất và đổi mới cơ chế chính sách như những khâu đột phá để tái cơ cấu ngành. 

Về khoa học kỹ thuật, cần đẩy mạnh hướng dẫn và hỗ trợ nông dân sử dụng các giống có năng suất và giá trị thương phẩm cao; thực hiện đúng các gói kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng đối với từng loại cây con, phổ biến áp dụng VietGap và các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt khác có xác nhận; đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm, công nghệ cao, thiết bị và công nghệ mới, nhất là về công nghệ sinh học, viễn thông, viễn thám… Phát huy cao hơn vai trò của các doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khoa học công nghệ của Nhà nước.

Trồng hoa công nghệ cao tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) 

Trong tổ chức lại sản xuất trước hết chú trọng thực thi các chính sách minh bạch, ưu đãi ổn định dài hạn để thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp có sức cạnh tranh cao để đảm bảo cung cấp đầu vào có chất lượng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 

Tái cơ cấu nông nghiệp là nhiệm vụ to lớn, phức tạp, chỉ thành công khi có sự ủng hộ và tham gia tích cực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và hàng triệu hộ nông dân. Do vậy, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của cấp ủy và chính quyền các cấp có ý nghĩa quyết định. Thực tế thời gian qua đã chứng minh điều đó. 

Khẩn trương rà soát đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Tích cực thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. 

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn và đạt hiệu quả cao hơn, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để tập hợp nông dân tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị; khuyến khích các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân thông qua các tổ chức của mình, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. 

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách theo hướng phát huy cao hơn, hiệu quả hơn cơ chế thị trường, tạo lập các điều kiện để mọi loại thị trường liên quan đến nông nghiệp hoạt động thông suốt, đồng bộ, hiệu quả, nhất là về quyền sử dụng đất, lao động, vật tư và hàng hóa nông nghiệp, vốn, sở hữu trí tuệ…; giảm thiểu các yếu tố làm méo mó thị trường; thông qua cơ chế thị trường để điều tiết các nguồn lực giữa các mục tiêu và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. 

Đồng thời, tăng cường kiểm soát để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hỗ trợ các mục tiêu ưu tiên, nhất là trong phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực, chống dàn trải, kém hiệu quả. Nhanh chóng thể chế hóa tư duy đổi mới thành các văn bản pháp quy để áp dụng trên diện rộng. 

Tiếp tục đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, ưu tiên hơn phát triển thủy lợi phục vụ thủy sản, tưới cây trồng cạn và các mục tiêu ưu tiên ở mỗi địa phương. Tăng cường công tác quản lý vận hành, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để nâng cao hiệu quả xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi. 

Đồng thời, quan tâm hơn tới xây dựng hạ tầng phục vụ nghề cá, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhất là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm.



Tin Nông nghiệp Việt Nam 69

2015: Tạo chuyển biến trong nông nghiệp

Đài Tiếng Nói Việt Nam  -01-1-2015
“Năm 2015, ngành nông nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tại hội nghị ...

 

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: Đòn bẩy từ vốn ưu đãi

Báo Điện tử Dân Việt - ‎30-12-2014‎
Đến đầu năm 2013, bà Tiến tiếp tục được giới thiệu chương trình cho vay vốn khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo Quyết định 13 của UBND TP.HCM. Với số vốn vay ưu đãi 300 triệu đồng, bà Tiến xây dựng thêm chuồng trại, mua thêm bò về ...

Nhìn lại 1 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp

Đài Tiếng Nói Việt Nam - ‎30-12-2014‎
“Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, Bộ NN-PTNT đã nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội ...

1 năm tái cơ cấu nông nghiệp: Vẫn còn “điểm nghẽn“

Đài Tiếng Nói Việt Nam - ‎30-12-2014‎
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, qua hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, Bộ NN-PTNT đã nỗ lực và chỉ ...

Bình Định: Khởi động nông nghiệp công nghệ cao

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎30-12-2014‎
Sở NN-PTNT Bình Định đã dành nhiều thời gian phân tích tiềm năng, lợi thế, xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong tương lai để xây dựng chương trình phát triển NNCNC giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030. Trong giai đoạn 2015-2020, ...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đâu là đột phá để nâng sức cạnh tranh?

Đài Tiếng Nói Việt Nam - ‎30-12-2014‎
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm bày tỏ hoan nghênh vị trí và đóng góp của ngành nông nghiệp trong thời gian qua; những thắng lợi toàn diện, đồng đều năm 2014, kết quả bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng sức cạnh tranh. Qua ý kiến cử tri, qua báo ...

Tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tây Bắc: Biến khó khăn thành cơ hội ...

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎30-12-2014‎
Tiếp theo rừng, chúng ta nên tổ chức một nền nông nghiệp đặc hữu, đa dạng phù hợp với từng tiểu vùng. Theo tôi Tây Bắc nên phân ra ba tiểu vùng là Tây Hoàng Liên Sơn, Đông Hoàng Liên Sơn và thềm đồi trung du tiếp giáp với đồng bằng bởi khí hậu, ...

Nông sản Việt lên đỉnh

Báo Điện tử Dân Việt - ‎cách đây 10 giờ‎
Đây là ngành duy nhất mà nông dân mới chính là người nắm giá cả thị trường chứ không phải doanh nghiệp. Nhờ đó thu nhập và lợi nhuận của bà con trồng tiêu ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước. Không chỉ sống được với nghề mà còn làm ...

Ổi xá lị vùng đất sỏi

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎cách đây 8 giờ‎
Ông Trần Như Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Lộc cho biết: "2 năm về trước diện tích ổi của xã chỉ khoảng 60 ha, chủ yếu được trồng ở đất sỏi cơm của các ấp 3, 4, Cây Da. Tuy nhiên, gần đây khi thấy cây ổi cho năng suất cao, sản lượng cao nên ...

TPHCM: Sản xuất nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch

Sài gòn Giải Phóng - ‎30-12-2014‎
Ông Ngô Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận 9, đưa ra một số phương hướng sản xuất nông nghiệp trong năm 2015, tập trung vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo quyết định 13 của thành phố để hỗ trợ, khuyến khích những hộ dân có mô hình sản xuất nông ...

TPHCM hợp tác với các tỉnh làm nông nghiệp công nghệ cao

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online - ‎29-12-2014‎
(TBKTSG Online) - Ngày hôm nay (29-12), Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (AHTP) và ngành nông nghiệp các tỉnh Phú Yên, An Giang và Vĩnh Long đã ký kết thỏa thuận hợp tác thu hút đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp tại ...

Chuyện "con tôm bạc tỷ" ở Long An

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎cách đây 8 giờ‎
Ông Nguyễn Văn Sành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Vĩnh Tây cho biết: Xã Phước Vĩnh Tây trước đây thuần nông nghiệp, người dân quanh năm chỉ biết chọn cây lúa là chủ đạo trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do đặc thù của xã nằm ở vùng hạ, ...

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, tạo động lực mới phát triển nông ...

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎cách đây 8 giờ‎
Nông nghiệp nước ta đã trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa hội nhập quốc tế sâu rộng. Sản xuất không chỉ đáp ứng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nhiều loại nông sản với quy mô lớn. Nước ta là nước xuất khẩu nông sản lớn ...

Sôi động thương mại nông nghiệp Hà Nội

Báo Nông Nghiệp Việt Nam - ‎30-12-2014‎
Trong đó nổi bật là tổ chức các hội chợ của ngành nông nghiệp Hà Nội như: Hội chợ giống, vật tư, thiết bị và sản phẩm nông nghiệp Hà Nội tại huyện Đan Phượng, thu hút 200 DN và hơn 2 vạn người tham gia; Hội chợ Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề ...

Xử nghiêm việc san lấp trái phép đất nông nghiệp

Thanh Tra - ‎30-12-2014‎
(Thanh tra)- Chưa được cấp thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng hộ ông Lê Phước Chung tự cho xe đổ đất trái phép trên hàng ngàn m2 đất nông nghiệp, nằm dọc theo mặt tiền đường Hoàng Văn Thái (bên cạnh Cty Cổ phần Dây ...

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Cơ hội và thách thức

Báo điện tử Chính phủ - ‎28-12-2014‎
(Chinhphu.vn) - Năm 2014 ghi dấu mốc quan trọng của ngành Nông nghiệp trong thực hiện Đề án tái cơ cấu với việc xuất hiện những “hình mẫu” của ngành Nông nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ...

“Cò mồi” mua bán đất nông nghiệp sa lưới

An ninh thủ đô - ‎30-12-2014‎
Qua đó đã xác định, từ năm 2011, anh Phan Văn Hoàng ở Nghệ An có quen biết với Lê Thanh Tú và nhờ mua hộ đất nông nghiệp có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở lâu dài. Không những nói giá tiền cao hơn để hưởng chênh lệch, Tú còn mua ...

Xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng kỷ lục trong năm 2014

Đài Truyền Hình Việt Nam - ‎24-12-2014‎
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ, năm nay, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tác động mạnh, mang lại kết quả khá toàn diện, với tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp khá cao, đạt 3,3%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra và cao hơn nhiều so với năm ngoái.

Không chấp nhận độc quyền, đặc quyền trong sản xuất nông nghiệp

Sài gòn Giải Phóng - ‎31-12-2014‎
(SGGPO).- Sáng nay, 31-12, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình về “Tái cơ cấu nông nghiệp: nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam”. Tham dự phiên giải trình, ngoài địa diện ...

Nông nghiệp năm nay tăng ấn tượng

Kinh tế Nông thôn - ‎28-12-2014‎
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,9% so với năm trước (năm 2013 tăng 3%); trong đó: nông nghiệp ước tăng 2,9%; lâm nghiệp ước tăng 7,1%; thủy sản ước tăng 6,8%. Để giữ vững đà tăng trưởng này, trình bày về những nhiệm vụ, ...

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

1 comment:

  1. Bài viết hay và hữu ích! Cám ơn bạn đã chia sẻ.
    ------------------------------------
    Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn

    Tel: 0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
    Giá Vé Máy Bay Vietjet Air đường bay từ Sài Gòn đi Hà Nội
    Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn

    ReplyDelete