Food Crops News, Ngọc Phương Nam, Tin Nông nghiệp Việt Nam
Chào ngày mớiCây Lương thực, Học mỗi ngày, Dạy và học
Tin Nông nghiệp Việt Nam từ 27 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2014.
Tin nổi bật
Nông nghiệp lệ thuộc: Cái lý của 1000 tỷ đồng nghiên cứu
Đất Việt. (Quan điểm)
-
Con số hàng nghìn tỉ đồng chi cho nghiên cứu,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được nhiều người dân quan tâm,
trong khi ngành còn phụ thuộc nhiều...
Còn con
số hàng nghìn tỉ thì Bộ trưởng cho rằng: không phải chỉ dành cho hoạt
động nghiên cứu mà còn gồm cả cho chi thường xuyên và chi cho nghiên cứu
phát triển."Nếu tính trên 10.000 cán bộ nghiên
cứu hay trên 100 Viện, Trung tâm nghiên cứu của Bộ NN&PTNT thì số
tiền chia ra rất nhỏ. Đứng ở góc độ của người nông dân thì là số tiền
lớn, nhưng nhìn ở góc độ quốc gia thì con số đó vẫn khiêm tốn, so với
các nước cạnh chúng ta chỉ bằng 1/10 của họ", Bộ trưởng Nguyễn Quân giải thích thêm.
- Bộ KHCN: Tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí
- Bộ trưởng KHCN: Đặc biệt lưu ý "rác" công nghệ từ TQ
Những băn khoăn này phần nào được Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân lý giải tại Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 14/12.
Như
vậy đã hơn một lần Bộ trưởng đã phải giải thích về tiền chi cho KHCN
nói chung và cho nông nghiệp nói riêng, song về cơ bản lý giải của Bộ
trưởng cho thấy không nên nhìn con số đó để hiểu chỉ dành cho nghiên cứu
hay chuyển giao công nghệ mà tiền nuôi bộ máy cũng không nhỏ.
Một
người dân đặt vấn đề: Việt Nam hiện có khoảng 10.895 cán bộ khoa học
công nghệ đang trực tiếp nghiên cứu công nghệ nông nghiệp. Tiền đầu tư
chiếm hơn 1/3 kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ; còn kinh phí đầu tư
thông qua Bộ NN&PTNT 5 năm qua trung bình 1 năm ngân sách nhà nước
chi hơn 1.000 tỷ đồng cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật nông nghiệp. Thế nhưng tại sao nền khoa học công nghệ phục vụ
cho nông nghiệp của chúng ta đến nay vẫn chưa thấy có thành tựu gì đáng
kể?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho
biết số liệu hơn 10.000 người làm khoa học công nghệ đó là đội ngũ cán
bộ khoa học công nghệ của Bộ NN&PTNT.
Còn con
số hàng nghìn tỉ thì Bộ trưởng cho rằng: không phải chỉ dành cho hoạt
động nghiên cứu mà còn gồm cả cho chi thường xuyên và chi cho nghiên cứu
phát triển.
"Nếu tính trên 10.000 cán bộ nghiên
cứu hay trên 100 Viện, Trung tâm nghiên cứu của Bộ NN&PTNT thì số
tiền chia ra rất nhỏ. Đứng ở góc độ của người nông dân thì là số tiền
lớn, nhưng nhìn ở góc độ quốc gia thì con số đó vẫn khiêm tốn, so với
các nước cạnh chúng ta chỉ bằng 1/10 của họ", Bộ trưởng giải thích thêm.
Không nên nhìn con số để nghĩ rằng số tiền chi ra là hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học mà có tới 90% dành cho chi thường xuyên và đầu tư phát triển |
Từng đề cập đến vấn đề này tại buổi họp báo mới đây do Bộ KHCN tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã chỉ rõ các con số.
Theo
Bộ trưởng Nguyên Quân: "Việt Nam chỉ chi 2% tổng chi ngân sách cho KHCN
nhưng trong 2% này thì chỉ có hơn 10% giành cho hoạt động nghiên cứu,
triển khai thực sự. Gần 90% còn lại chi cho đầu tư phát triển, chi
thường xuyên".
Đó là còn chưa kể đến con số 24 ngàn
tiến sĩ - tổng số tiến sĩ chúng ta đào tạo được kể từ khi lập nước đến
nay nhưng trong số này chỉ khoảng một nửa số này đang thực sự làm việc.
Chưa
kể, trong số một nửa còn làm việc này thì không phải ai cũng làm khoa
học thực sự. “Hiện tại chỉ có 24% số tiến sĩ thuộc lĩnh vực kỹ thuật –
công nghệ. 76% còn lại thuộc về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản
trị doanh nghiệp, triết học… Đó là những lĩnh vực không thể có sáng chế
được”, ông Quân nói.
Con số này cũng phần nào lý giải băn khoăn của người dân về sự chờ đợi công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Theo
đó cách đây 1 năm, cũng trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời vào
tháng 6/2013, Bộ trưởng có nhắc đến áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến
nhất của Nhật Bản, Israel để đảm bảo cho người nông dân có được sản
phẩm có giá trị tối đa. Thế nhưng không biết quá trình áp dụng gặp khó
khăn gì nhưng hiện cả nước vẫn còn xảy ra hiện tượng được mùa mất giá
đối với cà chua, thanh long, con tôm và cá ngừ.
Về
điều này Bộ trưởng Nguyễn Quân giải thích: Việc bảo quản chế biến sau
thu hoạch là quan trọng để nâng cao giá trị nông sản, thủy sản của Việt
Nam. Thời gian 1 năm đúng là dài, nhưng để làm chủ 1 công nghệ và đưa
vào ứng dụng sản xuất công nghiệp thì thời gian cũng không phải dài.
Năm
2013, Bộ Khoa học Công nghệ đã tiếp cận công nghệ Cash của Nhật Bản và
công nghệ Juran của Israel bảo quản rau quả và đã thí nghiệm thành công
trên cá ngừ, tôm sú và quả vải thiều. Vụ vải vừa rồi, 1 container vải
được bảo quản công nghệ Cash đã được đưa đến Nhật Bản và được đánh giá
cao.
"Tuy nhiên, để đầu tư thì chúng ta phải xây
dựng thị trường, vấn đề là làm thế nào Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu vải
vào thị trường mới là vấn đề quan trọng. Việc này thì Chính phủ đã giao
cho Bộ Công Thương làm việc với các đối tác Nhật Bản đến bạn tiếp nhận,
tương tự như vậy với cá ngừ. Chúng ta đã làm chủ được thiết bị câu cá
ngừ, thứ hai là công nghệ bảo quản cá ngừ công nghệ Cash", Bộ trưởng cho
biết.
Ông cũng chia sẻ: Hiện các đơn vị đang chuẩn bị đầu tư nhà máy công nghệ bảo quản cá ngừ ở Phú Yên.
"Chúng
tôi hi vọng với việc làm chủ được thiết bị câu cá ngừ đại dương với nhà
máy này sắp tới cá ngừ của Phú Yên và Bình Định sẽ bán sang Nhật Bản
với số lượng nhiều và chất lượng tốt hơn. Riêng đối với quả vải, quả
chôm chôm sau này sẽ tiến tới thanh long chúng ta có thể sử dụng công
nghệ của Nhật và Israen để đảm bảo chất lượng cao hơn và xuất khẩu nhiều
hơn", Bộ trưởng Quân kỳ vọng.
Phương Nguyên
Tin Nông nghiệp Việt Nam 66
Nhân Dân | - |
Không khó để nhận diện ra những căn nguyên cơ bản dẫn đến việc giảm thu hút vốn FDI mới vào lĩnh vực nông nghiệp thời gian gần đây. Kết cấu hạ tầng tại các vùng đầu tư nông nghiệp còn yếu kém, không thuận tiện, giao thông vận tải khó khăn... khiến ...
Sáng ngày 10/12, Hội chợ Nông nghiệp
Quốc tế Việt Nam 2014 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ
Triển lãm Quốc tế Cần Thơ với chủ đề “Hợp tác, đầu tư phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long ...
|
Thứ nhất, chỉ số glycemic trong khoai lang
thấp và loại thực phẩm này giàu chất xơ. Lý do chính khiến người mắc
bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp là vì
chúng không ảnh hưởng đến lượng đường huyết ngay lập tức.
|
Ông Lê Quy Thảo, nông dân thôn Phú Thuận Tây, bày tỏ: Đa số đất lúa
ở đây nhờ nước từ đập Hố Tre. Tuy nhiên đập này lại được tích nước theo
kiểu tự nhiên, không có hệ thống đóng, xả nước. Vì vậy vào mùa mưa dù
rất muốn giữ nước để phục vụ sản ...
|
Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cũng vừa khởi công xây dựng thêm nhà máy chế biến lúa
gạo có vốn đầu tư 58 tỉ đồng với kho chứa 12 ngàn tấn, hệ thống sấy
công suất 300 tấn/giờ kèm hệ thống xay xát, lau bóng… tại xã Đa Phước,
huyện ...
|
Ông Nguyễn Văn Ánh, nông dân tham gia mô hình ở ấp Hòa Hảo, xã Phước Hảo (Châu Thành, Trà Vinh) nói: "Lúa ứng dụng máy cấy và kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI). Bón phân cân đối theo nhu cầu cây lúa bằng bảng so màu lá lúa; quản lý dịch hại ...
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con |
No comments:
Post a Comment