Nông dân ngóng chờ
Từ tháng 4 vừa qua, được sự hỗ trợ của
Phòng Nông nghiệp huyện Giang Thành (Kiên Giang), gia đình ông Phạm Văn
Hai ở ấp Mẹt Lung, xã Vĩnh Phú đã lần đầu tiên tiếp cận và trồng cây ngô
thay vì cây lúa như thông thường. Vừa bón phân cho ruộng ngô đang kỳ
xanh tốt, ông Hai vừa nói: “Nhà tôi có 9ha ruộng, vụ này được huyện hỗ
trợ, tôi đã chuyển đổi 5ha sang trồng ngô lai. Cứ tưởng khó trồng, nhưng
nghe cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thấy cũng dễ lắm”. Theo ông Hải, cái khó
của người nông dân khi đang trồng lúa chuyển sang trồng ngô, đó là
thiếu máy móc, từ khâu làm đất, tra hạt cho đến thu hoạch. Trong đó, mất
nhiều công nhất là khâu tra hạt, rồi làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh.
Chính vì thế, khi nghe chúng tôi hỏi:
Nếu có giống ngô kháng được thuốc trừ cỏ, nên không cần làm cỏ nữa, sâu
bệnh cũng không còn, ông có sử dụng không? Chẳng cần biết đến đó là
giống ngô gì, ông Hai nói ngay: “Có giống ngô đó thì tôi sẽ chuyển cả
9ha ruộng sang trồng ngô”. Bởi theo ông, bây giờ nhân công ở đây hiếm,
thuê được người làm không phải dễ, nên giảm được khâu nào, người dân sẽ
được lợi khâu đó.
Đang sở hữu tới 30ha ruộng, anh Phạm Văn
Beo (ấp Tân Khánh, xã Tân Khánh Hưng, huyện Giang Thành, Kiên Giang)
cũng mạnh dạn trồng tới 6ha ngô ngay trong vụ đầu tiên được Phòng Nông
nghiệp huyện hỗ trợ. Theo anh Beo, khi mới chuyển đổi từ trồng lúa sang
trồng ngô có một số trở ngại, ngoài hạn chế do chưa có máy móc cơ giới
áp dụng vào sản xuất, thì vấn đề đầu tư nhân công, năng suất cũng còn
nhiều khó khăn. Do trồng trên diện tích lớn, nên hầu như khâu nào anh
cũng phải thuê nhân công, từ việc làm cỏ, bón phân đến phun thuốc trừ
sâu. Đó là chưa kể đến 2 khâu chính là trồng và thu hoạch nữa. “Nếu có
giống ngô trồng mà không phải làm cỏ, không phải phun thuốc phòng trừ
sâu bệnh, năng suất lại tăng lên, thì tôi sẵn sàng áp dụng ngay” - anh
Beo nói.
Theo ông Phạm Văn Hoáng - Trưởng phòng
Nông nghiệp huyện Giang Thành, riêng Giang Thành có thể chuyển đổi được
từ 7.000-10.000ha từ diện tích đất lúa sang trồng ngô. Song vấn đề là
cây ngô cần chứng mình được ưu thế là giảm chi phí đầu tư, đồng thời gia
tăng năng suất, đảm bảo đầu ra. Có như thế, người nông dân mới yên tâm
chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô.
Không chỉ ở Kiên Giang, hiện việc chuyển
đổi cơ cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra khá mạnh như
tỉnh Tiền Giang cũng đã chuyển đổi được gần 4.400ha sang trồng ngô. Tuy
nhiên, theo ông Cao Văn Hóa- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang, năng
suất ngô hiện chưa cao hơn lúa, giá bán cũng không cao hơn nên nếu
chuyển đổi, chúng ta cần giải quyết được vấn đề này. “Tôi nghe nói,
giống cây trồng BĐG có thể cho năng suất tới 10 tấn/ha, vì thế chúng tôi
rất mong Bộ NNPTNT sớm có giải pháp để nhanh chóng đưa cây trồng này
vào sản xuất” - ông Hóa bày tỏ.
TS Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa
ĐBSCL cũng cho rằng, chuyển đổi cây trồng, cụ thể là từ lúa sang cây ngô
ở ĐBSCL chỉ thực sự có hiệu quả, nếu cây ngô cho năng suất cao hơn so
với cây lúa, mà muốn gia tăng năng suất, thì cần phải ứng dụng cây trồng
BĐG vào sản xuất. “Cây trồng BĐG là một tiến bộ hiện đại của khoa học
kỹ thuật, giống cây trồng này đã được nhiều nước ứng dụng, nước ta là
nước nông nghiệp thì không có lý gì lại phải từ chối. Nếu chúng ta càng
chậm ứng dụng ngày nào, người nông dân càng thiệt ngày ấy”- TS Bảnh
khẳng định.
Năng suất ngô phải đạt từ 6 tấn/ha trở lên
Trái với khu vực ĐBSCL, diện tích ngô ở
khu vực phía Bắc, nhất là đồng bằng sông Hồng lại đang có xu hướng giảm.
Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, diện tích ngô ở khu vực này đã giảm
10.000ha. Theo ông Lê Văn Dũng- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc,
có 3 nguyên nhân chính dẫn tới diện tích ngô miền Bắc giảm là thời tiết,
sâu bệnh và chi phí đầu tư cao. Do đó, để sản xuất ngô hiệu quả, cần cơ
cấu lại mùa vụ, đồng thời có những bộ giống tốt, nhất là các giống ngô
biến đổi gene để kháng lại sâu bệnh, giảm công làm cỏ. “Tôi đã từng sang
Philippines thăm những cánh đồng ngô sử dụng giống BĐG, thì thấy môi
trường ở đây rất bình thường. Bắp ngô đều và đẹp, không hề có sâu mọt,
hạt đều nhau. Quan trọng hơn là người dân ở đây rất hào hứng đón nhận
giống cây trồng này, bởi nó đem lại năng suất và thu nhập cao hơn cho
họ” - ông Dũng chia sẻ.
Trên thực tế, ngoại trừ một số bộ giống
ngô lai mới được ứng dụng sản xuất trong thời gian gần đây, năng suất
ngô bình quân ở miền Bắc khá thấp, thậm chí thấp hơn bình quân chung cả
nước khi chỉ đạt 4-4,6 tấn/ha. Theo tính toán, để có lãi thì năng suất
phải đạt ít nhất từ 6 tấn/ha trở lên.
Để đẩy nhanh việc chuyển đổi cây trồng,
nhất là cây ngô ở miền Bắc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng cho
rằng, nhất thiết chúng ta phải đạt được tối thiểu 2 con số là “6” và
“5”. Trong đó, 6 tức là 6 tấn/ha trở lên và 5 là giá bán đạt 5.000
đồng/kg trở lên.
Trao đổi với NTNN, TS Nguyễn Thị Thanh
Thủy- Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường (Bộ NNPTNT), Ủy viên Hội đồng An
toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi BĐG cho biết: “Thực tế, trong những
năm qua nước ta đã nhập khẩu nhiều nguyên liệu như ngô, đậu tương BĐG để
sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên việc Bộ NNPTNT công nhận chính thức như
thế này là để chúng ta quản lý tốt hơn”. Trả lời về việc, vậy đến khi
nào giống cây trồng BĐG sẽ chính thức được công nhận sản xuất tại nước
ta, bà Thủy cho biết: “Việc công nhận giống cây trồng BĐG thuộc thẩm
quyền của Bộ Tài nguyên- Môi trường; Bộ NNPTNT sẽ phối hợp để sớm hoàn
thiện quy trình này”.
Ngoài 4 sự kiện ngô biến đổi gene vừa công
nhận, Bộ NNPTNT vẫn đang phối hợp với Hội đồng An toàn thực phẩm và thức
ăn chăn nuôi BĐG để xem xét và cấp giấy chứng nhận tiếp theo cho các sự
kiện được nộp lên. Được biết, theo Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, các sự
kiện thực vật biến đổi gene phải được nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác
nhận trước khi tiếp tục sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên
lãnh thổ Việt Nam trong vòng 1 năm kể từ ngày thông tư có hiệu lực
(10.3.2014).
Theo Ngọc Lễ (báo Dân Việt)
500 triệu USD nhập hạt giống: Việt Nam "lười" từ... chuyện nhỏ
Có những loại giống trong nước sản xuất được nhưng Việt Nam vẫn
phải nhập. Doanh nghiệp trở thành người buôn bán lẻ và gia công cho nước
ngoài.
Cà chua Việt gốc Đài ngọn Mỹ
GS.TS
Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền
Nam cho biết. Hiện loại hạt giống Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là rau
khi hầu hết các giống rau Việt Nam đều phải nhập. Tuy số lượng nhập khẩu
lớn nhưng giá trị khoảng chừng 60-70 triệu USD/năm. Đứng thứ hai là ngô
lai với 90% giống nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam đang phải nhập khẩu gần
80% giống lúa lai.Trong mạng lưới nhập khẩu hạt giống hiện nay trên thế giới, tổng giá
trị mỗi năm khoảng 70 tỷ USD thì riêng 6 đại gia: Monsanto, Syngenta,
Bayer, Agrosciences, DuPont, BASF đã chiếm 50 tỷ USD.
|
Có những loại giống trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được nhưng Việt Nam vẫn phải nhập.
|
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên
thế giới đều bị phụ thuộc vào nguồn hạt giống nước ngoài. Ngay cả những
nước như Brazil, Argentina, khi làm ngô lai chuyển gene, các công ty
trong nước đều bị phá sản.
"Đó là hình ảnh cho Việt Nam sắp tới khi các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh với các tập đoàn lớn", ông Bửu nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam dẫn
chứng, mặc dù giống ngô của Việt Nam bán khoảng 40.000 đồng/kg nhưng
không đưa marketing, khuyến nông vào giá thành trong khi nước ngoài đưa
các yếu tố này vào giá và bán 90.000-100.000 đồng/kg mà vẫn có người
mua. Đó là vì mỗi đại lý bán được hàng thì có tiền thưởng, họ lại cho
nông dân nợ 4-5 tháng, nông dân bắt buộc phải mua giống của công ty thì
họ mới mua lại ngô làm thức ăn gia súc.
"Điều này cho thấy nước ngoài có nhiều chiêu marketing mà Việt Nam
không cạnh tranh lại được. Các công ty của Việt Nam tách bạch các khâu
giống ra giống, thức ăn gia súc ra thức ăn gia súc chứ không thành tập
đoàn như nước ngoài".
Đặc biệt, có những loại giống trong nước hoàn toàn có thể sản xuất
được như bầu bí, dưa leo, đậu bắp, khổ qua... nhưng Việt Nam vẫn phải
nhập.
"Ngay như giống cà chua có gì khó đâu nhưng chúng ta không chịu làm.
Vì thế cây cà chua gốc ghép là của Việt Nam, còn mắt ghép là của Mỹ. Mắt
thì cho năng suất cao, kháng được bệnh, còn gốc toàn là gốc bệnh. Mà
nói công bằng, gốc cũng chẳng phải của Việt Nam mà là của Đài Loan,
nhưng Việt Nam làm đã lâu và tự sản xuất được nên coi như là của Việt
Nam".
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Việt Nam thua hẳn nước ngoài về kinh doanh
hạt giống. Ông dẫn bài học của Brazil. Trong khi các công ty Argentina
phá sản thì các doanh nghiệp kinh doanh hạt giống của nước này lại sống
được vì Brazil làm mạnh hợp tác, nhất là luật về giống.
"Những đạo luật của chính phủ Brazil hỗ trợ rất tốt cho các doanh
nghiệp trong nước nên quyền của những đại gia giống nước ngoài như
Monsanto dù có nhưng không mạnh", GS Bửu phân tích.
"Còn ở Việt Nam không có gì hết. Chúng ta cứ hô hào chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương nhưng
không có công ty nào cung cấp được hạt giống đậu tương. Đậu tương tồn
trữ rất khó, người nông dân không để giống được vì đậu tương có dầu,
không tồn trữ được quá 1 tháng. Chỉ có những công ty lớn có phương tiện
hiện đại mới để được đậu tương nhưng Việt Nam lại không đầu tư về kho,
cơ sở vật chất".
Bản thân đã có nhiều năm đứng trên bục giảng nhưng GS.TS Bùi Chí Bửu
lấy làm buồn vì ngành công nghệ hạt giống không được coi môn học chính
trong các trường đại học. Ở những nước làm chính sách giỏi như Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, Đan Mạch, ngành công nghệ hạt giống được hẳn một khoa,
trong khi đó tại Việt Nam, môn học sinh lí và tồn trữ hạt giống chỉ
chiếm 3-4 tiết trong các tiết chọn giống cây trồng.
Nhà khoa học làm thuê cho nước ngoài vì thiếu tiền
GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết, tổng vốn đầu tư cho khoa học nông nghiệp
khoảng 600 tỷ đồng/năm, trong đó 300 tỷ đồng (tương đương khoảng 15
triệu USD) dành trả lương cho cán bộ.
So với một số nước trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan mỗi năm họ
dành ra 11 triệu USD, Đài Loan 120 triệu USD, Viện Lúa quốc tế 80 triệu
USD, chương trình lúa lai của Trung Quốc cũng ngốn hết 50 triệu USD,
hay một nước nghèo như Philippines cũng chi 7 triệu USD cho nghiên cứu
lai tạo giống lúa… thì số tiền của Việt Nam quả thật chẳng bõ bèn gì.
"Cứ nói giáo dục, khoa học là quan trọng, then chốt nhưng so với
các ngành khác, đầu tư cho khoa học nông nghiệp rất kém. Ngay trong 300
tỷ đồng đầu tư cho khoa học nông nghiệp (sau khi đã trừ lương - PV),
miền Nam mỗi năm cũng chỉ được 80-90 tỷ đồng, trong khi đây là vùng sản
xuất hàng hóa lớn. Cả miền Nam chưa có phòng thí nghiệm trọng điểm nào
về gen, chỉ có phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào. Trong
khi đó, miền Bắc có hàng loạt viện chăn nuôi, trồng trọt...", ông Bửu
thẳng thắn.
Nguyên Viện trưởng Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
cũng chỉ rõ, có những đề tài 40% kinh phí dùng để nghiên cứu thực sự,
còn 60% là rơi rớt dọc đường do phong bì, chung chi cho các hội đồng.
"Rõ ràng tiêu tiền nhà nước nhiều mà không hiệu quả".
Theo ông Bửu, Việt Nam chưa quen với việc doanh nghiệp hợp tác với
viện nghiên cứu. Các trường, các viện nghiên cứu chỉ làm ra giống tác
giả (giống siêu nguyên chủng) và giống nguyên chủng. Còn đến giai đoạn
đoạn sau - giai đoạn khoa học, công nghệ, phải đầu tư lớn về kho vựa,
mạng lưới... thì đó là việc của các công ty lớn. Doanh nghiệp Việt Nam
và các nhà khoa học không gắn với nhau. Doanh nghiệp chỉ làm những gì có
lợi, còn cái gì tốn công, cạnh tranh bất lợi là họ không làm nên trở
thành người buôn bán lẻ và đi gia công cho nước ngoài.
"Ở các nước, các công ty có viện nghiên cứu riêng nhưng Việt Nam thì
không. Ngân sách ngày càng kiệt quệ, các viện nghiên cứu không có tiền,
nhà khoa học buộc phải đi làm mướn cho công ty nước ngoài. Bản thân các
đề tài của tôi làm được đều là nhờ nước ngoài bởi tiền nhà nước cấp
không đủ, phải xin dự án quốc tế, họ cho bao nhiêu làm bấy nhiêu. Họ cho
không mình hóa chất, nguyên liệu... chứ không cho tiền vì Việt Nam đã
là nước có thu nhập trung bình. Xin hợp tác quốc tế bây giờ khó hơn
trước rất nhiều, hai bên đều phải sòng phẳng, nhưng mình vẫn có lợi vì
được tiếp cận với cái mới", ông Bửu chia sẻ.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, hiện tư duy chỉ đạo trong nông nghiệp là tư
duy số lượng, trong khi tư duy chất lượng rất chậm chạp. Doanh nghiệp
Việt Nam chỉ làm động tác nhập khẩu về rồi bán để hưởng chênh lệch giá
thay vì đầu tư lâu dài. Cho nên Việt Nam vẫn phải lệ thuộc vào nguồn hạt
giống nhập khẩu trong một thời gian dài nữa.
Theo Thành Luân
Báo Đất Việt
Tin Nông nghiệp Việt Nam 53
|
Báo Đất Việt | - 24-08-2014 |
|
Trong khi đó việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp lại đang được xem là yếu khi người nông dân trồng lúa
bán giá rẻ, bỏ ruộng và không ít nơi hoa quả trồng không bán được và
đem cho trâu bò ăn. Điều này còn trái ngược hơn trong khi việc xuất
khẩu ...
|
Dân Trí | - cách đây 14 giờ |
|
Làm thế nào mà người trồng lúa
Việt Nam lại kháng cự có hiệu quả với cơn sóng thần ấy, trong lúc, theo
TS. Heong, một nhà côn trùng học xuất sắc của IRRI, các công ty thuốc
trừ sâu với tiềm lực tài chính khổng lồ và kinh nghiệm trong nhiều năm
đã áp ...
|
Báo Bắc Ninh | - 24-08-2014 |
|
Hơn 10.000 ha lúa
mùa được phun thuốc phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5. Theo kết quả điều
tra đồng ruộng của Chi cục Bảo vệ thực vật, từ ngày 8 đến 16-8 trên một
số diện tích lúa mùa xuất hiện sâu non cuốn lá nhỏ lứa 5 với mật độ phổ biến 20- 30 ...
|
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật | - cách đây 12 giờ |
|
Bà Đinh Thị Xoa cho biết thêm: “Cây ngô là cây lương thực chủ yếu của người dân Vân Hồ. Năm nay toàn xã trồng 1.800ha ngô trong khi cây lúa nương chỉ có 27ha và hơn 100ha lúa nước. Nếu giá ngô dưới 3.000 đồng/kg bắp tươi là nông dân lỗ vốn.
|
|
Chất Lượng Việt Nam VietQ | - cách đây 11 giờ |
|
Những ngày qua, thị trường lúa gạo tại ĐB SCL bỗng bất ngờ trầm lắng do các doanh nghiệp đột ngột hạn chế thu mua lúa
gạo xuất khẩu, trái ngược hoàn toàn với khung cảnh 'đua' nhau thu vét
gạo chỉ vài tuần trước đây. Lý giải hiện tượng này, ông Lâm ...
|
Báo Điện tử Dân Việt | - cách đây 4 giờ |
|
Cùng với việc nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn trong trồng lúa, UBND tỉnh Ninh Bình vừa phê duyệt dự án “Liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa hàng hóa gắn với tiêu thụ nông sản” (gọi tắt là cánh đồng liên kết), với quy mô ban đầu 750ha.
|
|
Kinh tế Nông thôn | - cách đây 11 giờ |
|
KTNT
- Sự việc một số cán bộ tại thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức - Hà Nội) lợi
dụng chích sách hỗ trợ để khai khống hàng ngàn kg giống lúa lai nhằm trục lợi đã bị vạch trần. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mỹ Đức lại không xem xét khởi ...
|
|
Báo Điện tử Dân Việt | - 24-08-2014 |
|
Khoai lang
có chứa rất nhiều chất xơ, hỗ trợ rất hữu ích cho đường tiêu hóa. Nó
cũng rất giàu magiê, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong
cuộc chiến chống lại táo bón, khoai lang chính là vũ khí hiệu quả. Vì nó giúp tăng nhu động ruột ...
|
|
Xay lúa gây bụi, dùng xẻng đánh chết hàng xóm. 26/08/2014 07:50. (VTC News) - Mâu thuẫn từ việc xay xát lúa
gây bụi, người đàn ông đã dùng xẻng đánh chết hàng xóm. » Truy tố kẻ
thủ ác 23 tuổi giết con gái nhân tình · » Bác sĩ Tường sẽ được thả vì
hết ...
|
Báo Điện tử Dân Việt | - 24-08-2014 |
|
Tại các vùng trồng ngô, bà con miền núi hiện thường gieo trồng 2 vụ ngô liên tiếp ngô xuân hè + ngô hè thu, tại vùng thấp ven sông suối trên đất màu trồng liên tiếp 3 vụ ngô xuân + ngô hè thu + ngô thu đông, trên đất lúa thường áp dụng công thức 2 lúa ...
Báo Điện tử Dân Việt | - 23-08-2014 |
|
Xã đã khuyến cáo không sản xuất lúa thu đông nhưng do chủ quan, nhiều nông dân vẫn xuống giống”. Bên cạnh đó, theo ông Nhung, ngoài 77,8ha lúa đang giai đoạn sắp thu hoạch bị mất trắng, còn hơn 60,8ha chỉ mới chín được hơn nửa bông đang thu ...
|
Chất Lượng Việt Nam VietQ | - 24-08-2014 |
|
(VietQ.vn)
- Thời gian qua, việc khuyến khích, kêu gọi trí thức ở nước ngoài về
Việt Nam làm việc đã được thể hiện qua các cuộc gặp gỡ, hoạt động đoàn
thể, nhưng đã đến lúc phải chuyển sang giai đoạn mới, sự hợp tác phải đi
vào những lĩnh vực, dự án cụ ...
|
Tiền Phong Online | - 22-08-2014 |
|
Qua lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt, trao đổi về các chuyên đề như: nguyên lý canh tác lúa chất lượng cao; các kiến thức, đặc điểm về giống lúa chất lượng cao và các thao tác thực hành xử lý hạt giống trước khi gieo; các phương pháp canh tác ...
|
|
Trong
khi đó, những ngày này, về thôn Phước Thiện và thôn Thanh Thủy, xã Bình
Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) sẽ chứng kiến cảnh người dân đang gồng
mình “cứu sống” cho cây lúa, cây hành bằng cách bỏ ra số tiền lớn mua nước về dự trữ, tưới tiết ...
|
Từ súp ngô, ngô chiên hay bánh ngô,
món nào cũng ngon mê mẩn, làm bạn muốn ăn mãi thôi! (Bạn click vào hình
để xem cỡ lớn nhé!) Vào những ngày trời mưa bất chợt thì một bát súp ngô nóng hổi ngòn ngọt hẳn là thích rồi nhỉ! Món súp ngô kết hợp nhiều ...
|
GD&TĐ
- Ngày ấy, nhà tôi nghèo lắm. Không riêng nhà tôi nghèo mà cả làng trên
xóm dưới cũng chẳng khá hơn nhưng được cái sống nghĩa tình, đạo lý. Nhà
có sáu miệng ăn, vì vậy, ba mẹ tôi làm quần quật cả ngày, đầu tắt mặt
tối để kiếm cái ăn, lo cho các ...
|
Đài Á Châu Tự Do | - 29-07-2014 |
|
Vấn đề cây trồng biến đổi gien hiện đang gây dư luận xôn xao trong nhiều người tại Việt Nam, khi cho rằng hệ quả của những loại giống cây trồng bị độc quyền sản xuất bởi một số tập đoàn siêu quốc gia là vô cùng tai hại cho sức khỏe con người và môi ...
|
|
Báo Đồng Nai | - 30-07-2014 |
|
Khảo sát một số cửa hàng chuyên kinh doanh cây giống tại TP.Biên Hòa, người mua có cả một bộ sưu tập các loại giống cây ăn trái để lựa chọn. Các giống dễ trồng, như: mận, cóc, ổi... chủ yếu là giống cây chiết cành và thường chỉ mất vài tháng đến 1 năm ...
|
Dân Trí | - cách đây 6 giờ |
|
Chúng ta cứ hô hào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương nhưng không có công ty nào cung cấp được hạt giống đậu tương. Đậu tương tồn trữ rất khó, người nông dân không để giống được vì đậu tương có ...
|
|
Vietnam Plus | - cách đây 3 giờ |
|
Với thế mạnh về giống cây trồng,
AHTP đã nhân giống được 510.380 cây lan cấy mô các loại, ươm cây giống
và chuyển giao 28.100 cây cà tím, 382.000 cây ớt giống, 42.800 cây bí
giống; cung cấp cho thị trường 59,5 tấn hạt giống chất lượng cao, 8.100
tấn ...
|
|
Tin tức 24h | - cách đây 7 giờ |
|
Tại
hội thảo “Vai trò của CNSH đối với giảm lượng khí thải, thích ứng biến
đổi khí hậu và tăng thịnh vượng cho nông dân”, vừa tổ chức tại TP HCM,
TS Dương Hoa Xô cho rằng giống cây trồng chuyển gien chính là cuộc cách mạng xanh. Tính đến tháng ...
|
|
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật | - 19-08-2014 |
|
Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ và chọn những giống cây trồng
ngoài trời. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét đến vi khí hậu (*) của
không gian ngoài trời của bạn. Đặc biệt là loại ánh sáng mà không gian
ấy nhận được là gì và kéo dài trong bao lâu? Ban công đón ...
|
|
tinnhanhchungkhoan | - 24-08-2014 |
|
Nếu
như lợi nhuận của nhóm DN trồng và sơ chế nguyên liệu nông sản như cao
su, thuốc lá tiếp tục sút giảm do biến động bất lợi của thị trường thì
nhóm DN ngành giống cây trồng lại vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt, hứa hẹn những bứt phá mạnh trong ...
|
|
Baotintuc.vn | - cách đây 11 giờ |
|
Không những thế, công ty Volga Việt còn tích cực tìm tòi các loại giống cây trồng
mới với thị trường Nga đồng thời thuê người Triều Tiên có kinh nghiệm
trồng trọt về tư vấn. Đến năm 2004, Volga Việt đã bắt đầu cung cấp rau
xanh cho nhiều chuỗi siêu thị ...
|
|
Thanh Niên | - 20-08-2014 |
|
Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ngày càng phát triển, giúp nhân nhanh với số lượng lớn những cây trồng có giá trị. Đề tài “Hoàn thiện quy trình nhân giống cây nắp ấm (Nepenthes) in vitro và khảo sát sự sinh trưởng của ...
|
Nhân Dân | - cách đây 17 giờ |
|
"Khi ấy, Nhà nước hỗ trợ giống cây, tiền công chăm sóc nhưng bà con người Mông còn chưa tin là trồng
được rừng trên núi đá cao chất ngất, cho nên không ai dám nhận. Mình
thấy đất trống đồi trọc thì tiếc, mới tìm đến Ban quản lý dự án trồng rừng phòng ...
|
Báo Điện tử Dân Việt | - 14-08-2014 |
|
Sau
nhiều năm tranh cãi, ngày 11.8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chính thức ký
các quyết định công nhận 4 sự kiện ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội cho người
nông dân sớm tiếp cận với giống ...
|
Ngày 19-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký Quyết định số 1451/QĐ-TTg cấp bổ sung kinh phí bù hạt giống cây trồng
dự trữ quốc gia. Theo đó, bổ sung 149 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân
sách T.Ư năm 2014 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ...
|
|
Chất Lượng Việt Nam VietQ | - 23-08-2014 |
|
Năm quốc gia trồng cây công nghệ sinh học hàng đầu - triển khai các giống
ngô chịu hạn đầu tiên và đậu tương mang đặc tính tổng hợp HT/IR. Hoa kỳ
tiếp tục là nước dẫn đầu với 70,2 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng bình quân
90% trên tất cả các loại cây trồng.
|
Được biết, Đác Lắc hiện có hơn 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng,
nhưng cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thì không nhiều. Vì vậy,
đề nghị tỉnh Đác Lắc có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc thường
xuyên kiểm tra việc chấp ...
|
|
BizLIVE | - cách đây 13 giờ |
|
Ông Nguyễn Tá - Trưởng phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên - khẳng định hiện Thái Nguyên có trồng một số giống chè như Kim Tuyên, Thúy Ngọc,…nhưng không phải để sản xuất chè Ô Long, mà để thay thế cho một số giống cũ ...
|
Nhân Dân | - cách đây 17 giờ |
|
Ngoài ra, cây rau bò khai còn có một lợi thế nữa là dễ trồng, ít sâu bệnh. Sau khi giâm cành 20 ngày là phát triển rễ cây, khoảng hai tháng có thể đem trồng. Ðể có nhiều ngọn non, vào tháng 10 âm lịch cần phát các cành già. Loại cây này dễ nhân giống ...
|
VietNamNet | - 22-08-2014 |
|
Với hơn 30.000 cây trồng các loại và hơn 3.000 giống
hồng khác nhau, Coloma là vườn hoa hồng đẹp và rộng lớn nhất châu Âu
hiện nay, bao quanh tòa lâu đài Coloma nằm ở phía nam thủ đô Brussels,
Bỉ. Khách du lịch bốn phương đến Bỉ thường không ...
|
|
|
|
Đài Tiếng Nói Việt Nam | - cách đây 7 giờ |
|
Đến nay, khu nông nghiệp
công nghệ cao TP HCM đã thu hút được 3 Tiến sỹ, 24 Thạc sỹ và hơn 100
kỹ sư, cử nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho TP HCM và các ...
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment